Ban Quản lý Vịnh Hạ Long - 19 năm nhìn lại |
Sau khi được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới lần thứ nhất, thực hiện khuyến nghị của Hội đồng Di sản thế giới, cũng như dựa trên tình hình thực tế của một vùng thắng cảnh tự nhiên rộng lớn, có nhiều giá trị tiềm năng, mang tính “nhạy cảm cao” về cảnh quan, môi trường, là nơi diễn ra các hoạt động kinh tế - xã hội đa dạng, liên quan đến nhiều ngành, địa phương khác nhau, ngày 9-12-1995, UBND tỉnh đã quyết định thành lập Ban Quản lý Vịnh Hạ Long, với chức năng là cơ quan chuyên môn giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về công tác bảo tồn, khai thác và phát huy giá trị Di sản Vịnh Hạ Long.
Còn nhớ những ngày đầu với chỉ có 12 cán bộ biên chế trong 3 đơn vị trực thuộc, đến nay Ban đã có hơn 300 CBVCLĐ công tác tại 14 đơn vị, hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Cùng với sự phát triển về số lượng, việc nâng cao trình độ chuyên môn cho CBVCLĐ nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý khai thác di sản cũng luôn được đặc biệt quan tâm. Ban đã tham mưu cho UBND tỉnh kịp thời ban hành nhiều văn bản nhằm tăng cường công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản; đồng thời tiến hành có hiệu quả việc nghiên cứu, hoạch định cơ chế chính sách quản lý, khai thác di sản trong tương lai. Ban cũng tranh thủ được sự giúp đỡ từ các tổ chức quốc tế (như UNESCO, tổ chức IUCN, FFI, JICA, USAID…); trên cơ sở đó tạo được sự hợp tác, trao đổi kinh nghiệm, đầu tư về vật chất, kỹ thuật, chuyên môn để phục vụ cho công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản. Mới đây nhất, tháng 6-2014, với sự tài trợ của Cơ quan Hợp tác phát triển Hoa Kỳ (USAID), dự án “Sáng kiến liên minh Vịnh Hạ Long” đã được khởi động với mục tiêu đảm bảo sự bền vững cho Vịnh Hạ Long và quản lý hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, thành lập một liên minh giữa chính quyền, doanh nghiệp và cộng đồng thực hiện các cam kết và hành động bảo vệ các giá trị ngoại hạng toàn cầu của Vịnh Hạ Long. Cùng với đó, Ban Quản lý Vịnh Hạ Long đã phối hợp, liên kết với các trường đại học, viện nghiên cứu, các nhà khoa học trong và ngoài nước, triển khai hàng chục đề tài nghiên cứu, từng bước làm rõ những giá trị của Vịnh Hạ Long như: Địa chất địa mạo, đa dạng sinh học, văn hoá lịch sử… Không những thế, các giá trị di sản còn thường xuyên được giám sát, đánh giá trước tác động, biến đổi của môi trường, khí hậu và ảnh hưởng từ các hoạt động kinh tế - xã hội. Công tác đầu tư, tu bổ, tôn tạo các công trình phục vụ bảo tồn và phát huy giá trị Vịnh Hạ Long thường xuyên được quan tâm. Ban đã đề xuất UBND tỉnh cho triển khai hàng chục dự án quan trọng đầu tư trực tiếp vào Vịnh Hạ Long như tu bổ, tôn tạo động Thiên Cung, hang Đầu Gỗ, hang Sửng Sốt, bãi tắm Ti Tốp; nâng cấp cảng bến, cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật tại các điểm tham quan… Những dự án này là bước đột phá có ý nghĩa quyết định đối với việc phát huy giá trị, làm tăng tính hấp dẫn của Di sản, đáp ứng được hai mục tiêu: Vừa bảo tồn vừa nâng cao giá trị di sản. Và một mặt nữa không thể không nhắc đến là công tác tuyên truyền, giáo dục cộng đồng luôn được Ban hết sức chú trọng. Với việc đưa chương trình giáo dục bảo vệ di sản vào các trường học trên địa bàn, tổ chức ký cam kết bảo vệ di sản cho các hộ ngư dân trên Vịnh Hạ Long và Vịnh Bái Tử Long; phát triển mạng lưới cộng tác viên bảo vệ di sản; triển khai con thuyền sinh thái Ecoboat v.v.. ý thức trách nhiệm của người dân với việc bảo vệ giữ gìn di sản đã nâng lên rõ rệt. Ngoài ra, Ban còn tích cực phối hợp với các ngành, địa phương liên quan để phối hợp giữ gìn an ninh trật tự, bảo đảm an toàn cho du khách tham quan và giữ gìn các giá trị Vịnh Hạ Long. Đã có hàng trăm vụ vi phạm trên Vịnh được phát hiện và xử lý. Những hiện tượng phá đá, chặt cây, khai thác, mua bán san hô v.v.. trong khu vực cơ quan quản lý cơ bản đã được ngăn chặn. Công tác bảo vệ môi trường được thực hiện đồng bộ với nhiều giải pháp như: Xây dựng cơ chế chính sách, tăng cường tuyên truyền, giáo dục cộng đồng, kiểm tra xử lý các vi phạm, thực hiện các dự án, đề tài, nghiên cứu ứng dụng các giải pháp, công nghệ tiên tiến v.v.., Đặc biệt, một trong những dự án đã mang lại hiệu quả thiết thực cho công tác bảo vệ môi trường Vịnh Hạ Long là Dự án cơ sở JICA giai đoạn 1 và 2 nhằm đầu tư, bổ sung thêm nguồn lực, sử dụng nguyên liệu sinh học, tuyên truyền giáo dục và thu hút cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường. Những năm qua, Ban Quản lý Vịnh Hạ Long đã đón tiếp hàng chục triệu lượt khách tham quan Vịnh, đặc biệt là những đoàn khách cao cấp của Đảng, Nhà nước và các đoàn khách quốc tế, như Hội nghị ASEM 5, Hội nghị APPF 13, Tuần văn hoá ASEAN, Hội nghị câu lạc bộ các Vịnh đẹp nhất thế giới... Chỉ tính từ năm 1996 đến hết tháng 11-2014 đã có hơn 29 triệu lượt khách, trong đó có 14,7 triệu lượt khách Việt Nam, 14,6 triệu lượt khách nước ngoài tới tham quan Vịnh Hạ Long, phí tham quan thu được gần 1.500 tỷ đồng… Đặc biệt, năm 2014, Ban Quản lý Vịnh Hạ Long đã chủ trì, tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức thành công sự kiện 20 năm Vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới. Các hoạt động được tổ chức có quy mô, hấp dẫn và mang đặc trưng riêng, tạo được ấn tượng tốt đẹp với các đại biểu, nhân dân và khách du lịch, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong công tác quản lý, bảo tồn và phát huy một Di sản - Kỳ quan đặc biệt như Vịnh Hạ Long… Có thể nói, đây là dấu ấn quan trọng, mở ra một chặng đường mới và đồng thời cũng là dấu ấn khẳng định những thành công đáng ghi nhận trong công tác quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị Di sản Vịnh Hạ Long của tỉnh Quảng Ninh, trong đó có vai trò không thể thiếu của Ban Quản lý Vịnh Hạ Long 19 năm qua. Phi Nga (Ban Quản lý Vịnh Hạ Long) Sưu tầm bởi wWw.VietWeb.Vn - Nguồn: Báo điện tử Quảng Ninh Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
|
Liên hệ
Manager: (+84).203.3640268
Sale: (+84).203.3846424
Entity hotel: (+84).203.3848127
Hotline: (+84)913262368, (+84)822566888
Thống kê website
Hôm nay | 220 | |
Hôm qua | 441 | |
Trong tuần | 1495 | |
Tuần trước | 3302 | |
Trong tháng | 5133 | |
Tháng trước | 17925 |
Your IP: 18.97.14.86
,
Now is: 2024-12-12 12:18